
Lịch sử hình thành và phát triển
Nuối tiếc một làng nghề tạc tượng đang dần biến mất, nhiều thợ chạm khắc gỗ tài hoa đang dần bỏ nghề, chúng tôi đã tập hợp 1 nhóm thợ giỏi vừa giúp họ ổn định cuộc sống, vừa thỏa mãn đam mê về tạo tác tượng Phật gỗ.
Đến với tượng Phật gỗ là một nhân duyên trời định.
Năm 2015, để phục vụ mảng Bất động sản, tôi đã tạc tượng gỗ mỹ nghệ tại Đông Anh, Hà Nội. Trong quá trình thuê đục, tôi nhận thấy làng nghề đang dần biến mất, nhiều người thợ tài hoa đang thiếu việc. Tôi đã cùng người anh tại Đông Anh, tập hợp 1 nhóm thợ giỏi để vừa tạo công ăn việc làm cho họ, vừa thỏa mãn đam mê, vừa phục vụ ngoại giao và cũng có thêm thu nhập.
Tháng 6/2015, ngẫu hứng tôi đăng ảnh tượng Phật Thích Ca lên Facebook và được nhà Chùa từ Cao Hùng, Đài Loan đặt hàng. Sau đơn hàng đó, tôi tiếp tục nhận lời đề nghị từ ngôi Chùa tại Bà Rịa Vũng Tàu, Việt Nam.







Chúng tôi nghĩ tượng Phật gỗ là hướng đi mới, nhưng thách thức là phải nghĩ nghiêm túc về việc bán cho ai, thời điểm nào, giá bao nhiêu, mẫu mã ra sao, quy mô xưởng thế nào?. Với một người chỉ có nhân duyên, chưa biết gì về nghề thì bắt đầu từ đâu và làm thế nào?
Giữa năm 2016, sau một thời gian mày mò đọc Kinh sách và nghệ thuật điêu khắc Phật giáo, tôi nhận ra có khả năng đọc và lọc từ Kinh sách các đặc điểm về hình tướng của các Đức Phật, Bồ tát; tưởng tượng ra thân sắc các Ngài và diễn đạt lại được bằng Hình họa. Say mê với khám phá mới, tôi quyết định sẽ dành nhiều thời gian tạo tượng Phật gỗ.
Từ đây, phạm vi nghiên cứu bắt đầu mở rộng ra Lịch sử, Truyền thuyết, Khảo cổ về Phật giáo, từ Việt Nam, lan tới Nhật bản, Ấn độ cổ, các bản dịch từ tiếng Hán tới Pali.
Chất gỗ không làm nên đạo Phật, nhưng một khi Sắc tướng thể nhập vào và hiển hiện lên mặt gỗ thì chất gỗ ấy trở thành một “tượng” Phật với đầy đủ mọi công năng để thi hành một Phật sự. Tượng như thế là để duy trì và truyền đạt công năng của Sắc thân Phật làm cho Tam Bảo trường tồn, và là nơi nương tựa của toàn thể chúng sinh.



Năm 2017, nhóm chính thức đặt tên là Xưởng tượng Phật gỗ Phúc Minh, kế thừa truyền thống và tinh hoa hơn 70 năm của cụ Đào Văn Bồi và định hướng giai đoạn 1 chỉ tạo tác dòng tượng Phật phổ biến nhất tại Việt Nam là dòng tượng Bắc tông. Chiến lược giai đoạn này là kế thừa và chắt lọc đường nét nghệ thuật của các mẫu tượng Phật giáo đẹp trên thế giới, những tượng có nét tương đồng với tượng Phật Việt từ thế kỷ 17 – thời Lê Trung Hưng trở về đây, và cải tiến để tinh tế hơn, phù hợp với văn hóa Việt, hình tướng người Việt.
Dù Xưởng tại Hà Nội, nhưng để tránh sự cạnh tranh về giá, chiếm lĩnh thị trường nhanh, giảm sự vi phạm mẫu mã, giai đoạn đầu chúng tôi chỉ phát hành dòng tượng Phật gỗ- mộc- thờ- cao cấp- đẹp- tinh xảo cho phân khúc cấp cao tại miền Nam; đảm nhiệm toàn bộ từ khâu nghiên cứu mẫu mã – sản xuất – phân phối tới tay người dùng cuối, không bán đại trà mà chọn người phù hợp để bán và sử dụng thế mạnh truyền thông Marketing tích hợp, cùng lúc triển khai tại miền Nam. Xưởng cũng nhanh chóng nghiên cứu những mẫu tượng Phật nhiều người muốn thỉnh nhất để tạo tác. Thời gian này Xưởng đã ngừng tạo tượng gỗ mỹ nghệ và tranh để tập trung cho tượng Phật gỗ.
Khi đạt được mục tiêu thứ nhất của giai đoạn 1 trở thành thương hiệu hàng đầu phân khúc cấp cao tại miền Nam, đồng thời kế thừa, chắt lọc tinh hoa và cải tiến được toàn bộ mẫu tượng phổ biến tại các ngôi Chùa miền Bắc, Xưởng sẽ từng bước đưa các mẫu tượng của Xưởng quay về miền Bắc với mục tiêu tiếp theo, trở thành thương hiệu hàng đầu Việt Nam ở phân khúc cao cấp và cận cao cấp.



Cỗ máy Phúc Minh bắt đầu chạy cùng với 9 định hướng và nguyên tắc sau:
- Đầu tư không giới hạn cho bộ phận Nghiên cứu và sáng tác (cả vẽ, nặn đất sét và đục gỗ thủ công);
- Tìm và mời những người giỏi nhất trong lĩnh vực về làm việc từ nặn đất sét, đục tượng mẫu, sử dụng máy cưa cắt dáng tượng,…
- Cải tiến mẫu mã liên tục;
- Áp dụng công nghệ đồ họa 3D chuyên nghiệp;
- Đầu tư nhà Xưởng, sản xuất cả Thủ công và Máy móc mạnh mẽ;
- Quản lý Kinh doanh và sản xuất Online triệt để;
- Tìm kiếm khách hàng, không chờ khách đến;
- Bảo hành trọn đời toàn bộ tượng do Phúc Minh tạo tác, mỗi năm tổ chức 3-5 chuyến đi xuyên Việt để bảo hành tượng.
- Kỷ luật chặt chẽ, phục vụ chuyên nghiệp.



Sự khác biệt và sự cầu toàn là 2 cụm từ Xưởng theo đuổi.
Chiến lược : Chiếm nông thôn, bủa vây thành thị, chiếm nơi dễ tỏa sáng, chiếu đến nơi khó cạnh tranh là cách làm tôi lựa chọn.



Mong muốn lớn nhất của Xưởng là đưa tinh hoa nghệ thuật của cha ông là nghệ thuật Phật giáo thời Lý, Trần, Lê Trung Hưng đến gần hơn với cuộc sống hiện đại. Muốn làm được thì việc Xưởng cần phải trở thành một Thương hiệu lớn, có tầm ảnh hưởng tại lĩnh vực nghệ thuật Phật giáo Việt Nam và được sự yêu mến của đa số Phật tử, tượng phải có tính ứng dụng cao, phù hợp không gian và gu thẩm mỹ hiện đại.



Năm 2018, khi guồng máy đã ổn định, lượng nhà Chùa và Phật tử ủng hộ tăng lên hơn 100,000 người thì Xưởng từng bước nghiên cứu tượng Phật giáo Nguyên thủy và tiến đến kế thừa và phát triển các mẫu tượng cổ của Việt Nam và pha trộn dần các chất liệu nghệ thuật thời Lý, Trần, Lê Trung Hưng vào tượng Phật Bắc tông do Xưởng tạo tác.



Năm 2019, Xưởng bắt đầu phát hành các mẫu tượng Phật, Bồ tát có tỉ lệ pha trộn văn hóa và nghệ thuật Phật giáo cổ tăng dần theo các phiên bản 1.0, 2.0, 3.0 như phát hành các phiên bản điện thoại Samsung, iPhone.
Đầu năm 2020, Xưởng bắt đầu giới thiệu các mẫu tượng Tổ sư của Phật giáo Việt Nam, thông qua nghiên cứu về Khảo cổ xương sọ người Việt cổ, Lịch sử Phật giáo, Y tịch, Nhân chủng học,…






Hiện nay, các mẫu tượng của Xưởng đã định hình phong cách đặc trưng, nhưng quá trình chuyển đổi mới chỉ ở giai đoạn đầu và quá trình này có thể kéo dài cả chục năm để thực hiện hóa ước mơ nâng tầm nghệ thuật Phật giáo Việt Nam.



Đài truyền hình Việt Nam đưa tin về Xưởng Phúc Minh
Ban đầu chỉ là ham thích, nhưng giờ tạo tượng Phật là một đam mê mãnh liệt thôi thúc chúng tôi đầu tư không ngừng để nghiên cứu và chắt lọc, cải tiến các Mẫu tượng để phục vụ nền Phật giáo nước nhà.
Để chỉ vừa làm vừa chơi, thích thì làm không thích thì nghỉ như các cụ xưa thì chỉ phục vụ vài cá nhân, muốn có tầm ảnh hưởng đến một nền nghệ thuật và đưa nghệ thuật Phật giáo cổ vào cuộc sống hiện đại thì phải đầu tư quy mô, có ý chí và tính toán khéo léo.
Điều chúng tôi đang cố gắng làm là có nguồn tiền đủ lớn để mở rộng Bộ phận Nghiên cứu và Sáng tác, đầu tư nhiều hơn cho nghiên cứu Khảo cổ, Lịch sử, Y tịch và tuyển nhiều nghệ sĩ giỏi để rút ngắn thời gian tích hợp tinh hoa nghệ thuật Phật giáo cổ vào tượng Phật Phúc Minh và ứng dụng vào cuộc sống hiện đại để bảo tồn, phát huy giá trị vô giá của cha ông xưa.
Phải chăng Tạc tượng Phật cũng là một pháp tu?
Sáng lập viên:
- Nguyễn Ngọc Phương: Quản lý điều hành/ Quản lý sáng tạo
- Lưu Kim Hùng: Quản lý Sản xuất/ Quản lý nguyên liệu
- Đào Tuyết Lan: Quản lý Giám sát/ Quản lý đục tinh
Hà Nội, 2020
Xem thêm trang Web của Tổ hợp Xưởng: www.tuongphatgo.vn
Cuốn Tạp chí giới thiệu Xưởng tượng Phật gỗ Phúc Minh
đăng ký để nhận bản in màu ngay
zalo:092.44.77777
Thống kê khách hàng
Tự hào là đơn vị hàng đầu Việt Nam tạo tượng Phật gỗ- cỡ lớn- có hồn- cao cấp
Nổi tiếng tượng đẹp, có hồn, cỡ lớn tại miền Nam, Trung Việt Nam
Là Doanh nghiệp, Tập đoàn lớn tại Việt Nam