Tượng Phật Việt Nam qua các Thời Đại

Chiêm ngưỡng tượng Thích Ca sơ sinh , Phật Tuyết Sơn , Quan Âm Thiên thủ Thiên Nhãn , và nhất là tượng Quan Âm Thị Kính , mọi người đều phải công nhận rằng đây là tượng Phật Việt Nam , chứ không phải là tượng của Ấn độ , Trung Hoa ,Triều Tiên hay Nhật Bản. Người Việt Nam đã đóng góp tiếng nói của mình để ca tụng Đức Phật , và đã giúp chúng sinh cảm thấy gần gũi với Ngài hơn.

0 Comments

Chiêm ngưỡng Bảo vật quốc gia – Bộ tượng Di đà Tam Tôn

Cả ba pho Di Đà Tam Tôn đều được tạc bằng gỗ mít, sơn son thếp vàng. Nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền, trong sách Hình tượng con người trong nghệ thuật tạo hình truyền thống Việt đã viết rằng: “Bộ Di Đà Tam Tôn có niên đại sớm nhất bằng gỗ được biết ở nước ta. Sở dĩ pho tượng Bồ tát Đại Thế Chí ở chùa Thầy có niên đại vào thế kỷ XVII vì có hình thức gần với tượng Quan âm thời Mạc”.

0 Comments

Bảo vật Quốc gia – Tượng Phật Bà nghìn mắt nghìn tay Chùa Bút Tháp

Đến nay, trong dân gian vẫn truyền miệng nhau câu chuyện: Ngày thiền sư Minh Hành cử hành nghi lễ hô thần nhập tượng, trời thu trong xanh, xuất hiện những vì sao lấp lánh ban ngày, hương thơm ngạt ngào, trong thinh không nghe như tiếng nhạc du dương. Và từ đó, tượng Phật Bà nghìn mắt nghìn tay đã trở thành tuyệt phẩm của muôn đời. Pho tượng này đã đạt giải đặc biệt khi tham gia triển lãm nghệ thuật Phật giáo Quốc tế tại Ấn Độ năm 1958. Và chính thức trở thành Bảo vật Quốc gia tháng 10 năm 2012.

0 Comments

Bảo vật Quốc gia – Tượng Phật chùa Phật Tích

Theo những nghiên cứu đã được công bố mới đây nhất thì pho tượng được thờ trong tháp chùa Phật Tích gọi tên là Đại Nhật Như Lai. Ngài là chủ tôn được Kim Cang giới và Thai Tạng giới Mật Tông cùng tôn thờ. Mật Tông cho rằng: Đại Nhật Như Lai chính là pháp thân Phật “Tỳ Lô Giá Na”. Đại Nhật kinh sớ viết: Phạn âm Tỳ Lô Giá Na là tên gọi khác của chữ “Nhật” (tức từ bỏ tối tăm đem lại ánh sáng). Đại Nhật có nghĩa là chiếu sáng rõ hết thảy các nơi). Và điều này, có thể liên hệ đến tên húy “Nhật Tôn” của vua Lý Thánh Tông.

0 Comments

Tượng Hộ pháp (Tượng Thái tử Kỳ Đà và Bát Bộ Kim Cương) chùa Tây Phương

Hộ pháp là sự ủng hộ chính pháp của Phật và Bồ Tát. Lực lượng ấy, trên từ Phạm Thiên, Đế Thích, Bát bộ quỷ thần, dưới thì từ vua chúa cho tới các người dân đều là người bảo hộ Phật pháp và được gọi là Hộ pháp. Thành công nổi trội về nghệ thuật của bộ tượng Hộ Pháp chính là tượng Thái tử Kỳ Đà và tám pho, hợp thành Bát bộ Kim Cương ở chùa Tây Phương.

0 Comments

18 vị Tổ Chùa Tây Phương

Toàn bộ 18 pho tượng Tổ Kế Đăng ở chùa Tây Phương đều là tượng tròn, là trọng tâm nghệ thuật của chùa. Tượng Tổ thứ nhất (Ma Ha Ca Diếp tôn giả) và thứ hai (A Nan Đà tôn giả) được bài trí trên Phật điện, cùng hàng với tượng Tuyết Sơn. 16 pho tượng Tổ còn lại được bài trí tại hai gian bên tả và hai gian bên hữu tòa sau cùng của chùa chính

0 Comments

Tượng Phật trong nền điêu khắc cổ Việt Nam

Thành công của tập thể nghệ sĩ điêu khắc thời Lý chính là ở chỗ diễn tả được nội dung của tư tưởng thời đại. Cốt lõi của tư tưởng ấy là Phật pháp. Song, cốt lõi đó lại bị chi phối bởi các khía cạnh khác nhau của hệ tư tưởng cổ truyền Việt Nam: ý thức về cuộc sống (cõi đời), về quốc gia (nền xã tắc), về đất (trăm thóc giống dồi dào), về nước, về nền văn hóa dân tộc (chung một nghi thức), và về dân. Pho tượng Phật A Di Đà chùa Phật Tích thắm đượm những ý thức ấy. Và cái đẹp của nó toát ra trong sự thống nhất của những yếu tố đối lập: tư thế bất động của Phật, nhịp chuyển động của các biểu tượng nói lên ý thức cổ truyền về tổ tiên (rồng), về đất nước (nước) và dòng năng động ngầm chảy trong cơ thể nhân tính (nữ tính) của Phật…

0 Comments

Kết thúc nội dung

Hết bài viết