Tượng Phật gỗ Phúc Minh chính thức sử dụng Logo và Slogan mới từ 1/9/2020
Tượng Phật gỗ Phúc Minh chính thức sử dụng Logo với biểu trưng ngọn lửa Trí tuệ với tạo hình tôn tượng Đức Phật tỏa hào quang hình cánh sen
Tượng Phật gỗ Phúc Minh chính thức sử dụng Logo với biểu trưng ngọn lửa Trí tuệ với tạo hình tôn tượng Đức Phật tỏa hào quang hình cánh sen
Hộ pháp là sự ủng hộ chính pháp của Phật và Bồ Tát. Lực lượng ấy, trên từ Phạm Thiên, Đế Thích, Bát bộ quỷ thần, dưới thì từ vua chúa cho tới các người dân đều là người bảo hộ Phật pháp và được gọi là Hộ pháp. Thành công nổi trội về nghệ thuật của bộ tượng Hộ Pháp chính là tượng Thái tử Kỳ Đà và tám pho, hợp thành Bát bộ Kim Cương ở chùa Tây Phương.
Toàn bộ 18 pho tượng Tổ Kế Đăng ở chùa Tây Phương đều là tượng tròn, là trọng tâm nghệ thuật của chùa. Tượng Tổ thứ nhất (Ma Ha Ca Diếp tôn giả) và thứ hai (A Nan Đà tôn giả) được bài trí trên Phật điện, cùng hàng với tượng Tuyết Sơn. 16 pho tượng Tổ còn lại được bài trí tại hai gian bên tả và hai gian bên hữu tòa sau cùng của chùa chính
Vào thời Lý (1010 – 1225) cùng với sự phát triển của kinh tế, chính trị và quân sự, các lĩnh vực văn hóa, tư tưởng cũng được triều đình chú trọng, trong đó Phật giáo được quan tâm đặc biệt và được coi là quốc giáo. Vương triều Lý đã biết vận dụng sức mạnh của Phật giáo vào công cuộc tái thiết đất nước. Một số trung tâm Phật giáo được xây dựng ở Hà Nam, Nam Định và đặc biệt ở Bắc Ninh – quê hương của nhà Lý. Trong các ngôi chùa ở Bắc Ninh, Phật Tích là ngôi cổ tự rất độc đáo, nơi có pho tượng Phật bằng đá lớn nhất Việt Nam. Chùa còn được gọi là chùa Vạn Phúc hay chùa Tiên Du, nằm trên núi Lạn Kha, xã Phật Tích, huyện Tiên Du (nay là xã Phượng Hoàng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh).