Trúc Lâm Tam Tổ
Trúc Lâm Tam Tổ là ba vị tổ thiền-phái Trúc Lâm.
Khi các nhà nghiên cứu, các nhà văn hóa vẫn chưa thống nhất về dung mạo của Ngài, trong khi họa sĩ đang cặm cụi sáng tác những mẫu tượng về một Trần Nhân Tông trong trí tưởng tượng vừa là một đấng quân vương vừa là một thiền sư thì Phúc Minh đi một lối đi riêng, tạo dựng tướng mạo Phật Hoàng Trần Nhân Tông nói riêng và Thiền Sư Pháp Loa, Thiền Sư Huyền Quang qua Di tích khảo cổ, Tài liệu cổ, nhân chủng học và truyền thuyết dân gian.

Dòng Thiền Trúc Lâm do thượng hoàng-thiền sư Trần Nhân Tông (1258-1308), pháp-danh Điều-ngự Giác-hoàng khởi lập. Thượng hoàng được thờ là “Tổ Thứ Nhất”. “Tổ Thứ Hai” là thiền-sư Pháp Loa Đồng Kiên Cương (1284-1330), soạn-giả bộ sách Thạch thất mị ngữ (石室寐語). “Tổ Thứ Ba” là thiền-sư Huyền Quang Lý Đạo Tái (1254-1334).
Ba vị tổ của thiền Phái Trúc lâm đều đi tu và Thành đạo ở Chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang – Vị Tổ thứ nhất: Thượng hoàng Trần Nhân Tông, Pháp danh: Điệu Ngự Giác Hoàng là Thầy của Vị Tổ thứ 2 là Pháp Loa và Pháp Loa là Thây của vị tổ thứ 3: Thiền sư Huyền Quang. Sau Khi đi tu, thành đạo thì vị tổ của thiền phái Trúc lâm về Chùa Yên Tử để trụ trì. Còn vị Tổ thứ 2 về Chùa Quỳnh Lâm Quảng Ninh, Vị tổ thứ 3 về Chùa Côn Sơn Hải Dương. Thế nên Người ta mới có câu:
“Ai qua Côn Sơn, Yên Tử, Quỳnh lâm. Vĩnh Nghiêm chưa đến thiền tâm chưa đành.”
Bộ tôn tượng Tam Tổ Trúc Lâm được Phúc Minh tạo tác và an vị tại chùa Long Hưng – chi nhánh chùa Vĩnh Nghiêm HCM tại Hà Nội.






Quá trình tạo hình tôn tượng dựa trên phương pháp:
- Nguyên cứu về tướng mạo của các tổ thông qua Tài liệu cổ, đường nét trung bình khuôn mặt của 1 nhánh họ Trần lưu lạc về vùng biển miền Trung Nam bộ, tượng cổ tại Yên Tử và quan niệm về đế Vương – Quan.
- Nặn đất sét khuôn mặt và thân hình
- Điều chỉnh trên phần mềm 3D
- Phóng tác ra chất liệu gỗ và tinh chỉnh








