
Ứng dụng Toán hình học trong tạc tượng Phật
Triết học, ở một nơi gần nhất, người ta có hay không một ít thẩm quyền, thả rong đàn bò của mình nhởn nhơ gặm cỏ, và thi ca ở một nơi xa xôi, người ta được trọn quyền diễn cảm những gì chưa biết được – ngôn ngữ và những quy luật chưa được đặt ra. Muốn biết những diễn cảm phức hợp và chưa có quy luật như vậy, cách tốt nhất bạn nên leo lên một ngọn đồi nào đó trong một quần thể núi cao của Toán học, Toán hình học trong tạo tượng Phật.
Tạo tượng Phật là một môn khoa học kết hợp giữa Giải phẫu học cơ thể, Nhân tướng học, Kinh Phật, nghệ thuật Phật giáo và Kiến trúc. Tượng chính là phản ánh lại Sắc tướng tuyệt đẹp của Giác ngộ, thế nên người tạo tượng cũng phải cố gắng hế sức để tạo nên một pho tượng thật “đẹp”, chứ không phải chỉ cần tâm niệm chân thành là đủ rồi.
Theo Kinh Đại Thừa Tạo Tượng Công Đức, Tỳ Thủ Yết Ma (người tạo tượng Phật đầu tiên) nói: “Tài nghệ của tôi tuy nói là đệ nhất, song tạo hình tượng Phật thì không sao hoàn toàn được. Y như có người lấy than vẽ mặt trời mà nói là giống thì đâu có lẽ nào như thế được!“.

Kinh Kim Cương còn kể rằng khi vua mang tượng Phật đến đảnh lễ Phật, lúc ấy, “Tượng đẹp của thân Phật hoàn toàn đầy đủ trang nghiêm, ở giữa chư thiên nổi bật hơn hẳn, ví như trăng tròn lìa khỏi mây mờ. Tượng được tạo kia mà đối với Phật y như gò đống mà so với Tu Di. Song chỉ có tóc hình xoắn ốc và bạch ngọc hào là còn được ít phần tương tự để cho bốn chúng còn nhận ra đó là tượng Phật“.
Như vậy tùy theo từng quốc gia mà tượng Phật sẽ có nét đặc trưng của người dân bản địa nhưng một số đặc trưng của Đức Phật là bắt buộc phải có. Việc áp dụng toán học và phối cảnh xa gần vào tạo tượng Phật là điều bắt buộc nếu bạn muốn tạo tượng đẹp, có hồn, hài hòa.



Toán hình học và Phối cảnh xa gần


Toán hình học
Tượng Phật thờ mang tính cách điệu nên tỉ lệ cơ thể khác tỉ lệ cơ thể người, bố trí Nhục kế, Bạch hào, tạo hào quang, tòa sen, bệ và bài trí hệ thống tượng tuân thủ toán hình học.


Phối cảnh xa gần
Tượng khi thờ sẽ đặt trên cao, người sẽ từ dưới nhìn lên. Tượng càng to, thì càng bị chi phối bởi quy luật phối cảnh xa gần. Gần to ra, xa thu nhỏ lại.