Thay vì một người giỏi làm từ đầu tới cuối, người giỏi đó chỉ được chọn 1 công đoạn nhỏ anh ta làm giỏi nhất và chỉ được làm công việc đó. Và để tạo ra một tôn tượng, phải trải qua rất nhiều công đoạn với các tổ thợ khác nhau.
Tổ hợp Xưởng được hợp thành từ 3 bộ phận: Bộ phận R&D (Nghiên cứu và sáng tác Mẫu tượng), Bộ phận Sản xuất phát hành, Bộ phận Kinh doanh và Marketing.
Bộ phận nghiên cứu và sáng tác:
Bộ phận R&D chuyên tâm Nghiên cứu Kinh Phật, Lịch sử, truyền thuyết, Khảo cổ, các mẫu tượng đẹp của nhiều nền văn hóa và từ đó tạo hình tướng tượng theo định hướng của Xưởng.
Công việc Bộ phận này bao gồm: đọc tài liệu, vẽ mẫu trên giấy, nặn đất sét, đục thủ công thủ công, điều chỉnh lại tượng trên phần mềm 3D như Zbrush, 3D Max và phối hợp với Bộ phận Kinh doanh & Marketing để khảo sát thị trường từ đó điều chỉnh mẫu tượng cho phù hợp với nhu cầu Phân khúc thị trường.
Xem lại những bản phác tay đầu tiên hướng dẫn thợ đục làm năm 2015, tượng Phật Thích Ca và Hộ pháp Vi Đà phiên bản đầu tiên của Xưởng
Bộ phận này có trách nhiệm định nghĩa ra các loại hình thân tướng, khuôn mặt, tỉ lệ tượng, kiểu dáng tòa sen, hào quang và cuối cùng quy chuẩn hóa thành tài liệu hướng dẫn bộ Phận Sản xuất phát hành.
Hiện nay bộ phận R&D của Xưởng có cả người Việt Nam và người nước ngoài.
Tạo khuôn mặt của Tổ Khương Tăng Hội trên đất sét Tạo mẫu tượng Như Ý Luân Quán Âm tại bộ phận R&D
Bộ phận Sản xuất phát hành
Mẫu tượng của Bộ phận R&D được duyệt và chuyển xuống bộ phận này. Bộ phận sản xuất sẽ phóng to, thu nhỏ kích thước tượng theo yêu cầu từ Bộ phận Kinh doanh và Marketing.
Bộ phận này được chia nhỏ ra các Tiểu phân xưởng dựa trên công đoạn tạo tượng và đặc thù công việc:
Tiểu phân Xưởng đục phác dáng thô (tạo phom hình tượng, đục tòa sen, đế)
Tiểu phân Xưởng đục tinh (đục tinh phần y phục, chuỗi dây an lạc, tay, chân, tóc, pháp khí)
Tiểu phân Xưởng tạo Diện (mặt) tượng
Tiểu phân Xưởng đánh nhẵn bề mặt (làm bề mặt tượng mượt mà, nhẵn)
Tiểu phân Xưởng hoàn thiện (sơn lót chống nứt, phủ sơn tạo thẩm mỹ)
Tiểu phân Xưởng tạc tượng người truyền thần Tạo khuôn mặt của Tổ Khương Tăng Hội trên gỗ
Hoạt động sản xuất tại Tiểu Phân xưởng Đục tinh thuộc Tổ hợp Xưởng Phúc Minh
Quy trình tạo ra một tượng Phật tại Xưởng Phúc Minh
I. TẠO MẪU TƯỢNG
Nghiên cứu Kinh sách, truyền thuyết, các mẫu tượng của Nhật Bản, Trung Quốc, Nepal,…
Phân tích tượng đẹp của nơi khác, phân tích điểm Mạnh-Yếu của từng tượng, xây dựng điểm khác biệt và lấy đó làm điểm cốt lõi để tạo hình mẫu phong cách Phúc Minh.
Khảo sát thị trường và điều chỉnh đặc điểm của Mẫu tượng
Vẽ mẫu tạo hình trên giấy với lời hướng dẫn Bộ phận R&D
Bộ phận R&D đục trên gỗ phần thân, nếu tượng truyền thần (như Tổ Khương Tăng Hội, Tam tổ Trúc Lâm) thì sẽ nặn đất sét phần mặt, dưới sự chỉ huy và giám sát của Quản lý Điều hành
Quét 3D, và chuyển lại Bộ phận R&D, ghép các phần riêng biệt do từng nhóm sáng tác, và chỉnh lại theo sự hướng dẫn của Quản lý Điều hành
Vẽ lại phần Diện và một số nét tạo sự đặc trưng trên phần mềm 3D do Quản lý Điều hành trực tiếp vẽ.
Đục ra dáng tượng gỗ dựa trên mẫu 3D
Tổ thợ Gọt Tinh hoa nhất Xưởng do Quản lý Gọt tinh trực tiếp đục tinh
Bàn chân – bàn tay – móng vuốt – tóc do Tổ thợ Làm chuyên hạng mục này làm
Tổ thợ Làm mặt Tinh hoa nhất Xưởng làm Diện tượng dưới sự chỉ huy và giám sát của Quản lý Điều hành
Công đoạn đánh 3 lớp giấy ráp để nhẵn mịn
Công đoạn phủ sơn và đánh 3 lớp giấy ráp để chống nứt tượng
Phủ PU và lớp bóng mờ và hoàn thiện tượng mẫu.
Phối hợp với bộ phận Kinh doanh & Marketing Khảo sát thị trường và điều chỉnh Mẫu tượng và quay lại bước 5
Bản nháp tay Yêu cầu đục Voi trắng 6 ngà có yếu tổ văn hóa bản địa của Xưởng Phúc Minh Thuyết trình về mẫu tượng Phật Thích Ca cho Thích Ca Phật Đài cao 49 mét
II. PHÁT HÀNH
Công đoạn Đục phác dáng thô tượng và Tòa sen (nếu có) dựa theo tượng Mẫu mục I.